Nguy cơ tiềm ẩn của việc ngoáy tai bạn biết chưa ?

Cho rằng ngoáy tai làm sạch ráy bẩn là vệ sinh được sạch sẽ, nhiều người vẫn giữ thói quen ngoáy tăm bông. Chính họ không biết rằng điều đó đang khiến tai bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Ngoáy tai là thói quen tai hại mà nhiều người đang mắc phải. Ngoài tăm bông, người ta đưa tất cả mọi thứ vào trong để làm sạch tai như tóc, chìa khóa, kẹp giấy, bút mực và bút chì. Tất cả những thứ đó đều có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến đôi tai.

Ráy tai không xấu như bạn nghĩ
Mọi người cảm thấy hợp lý khi sử dụng tăm bông để lôi ráy tai ra ngoài, bởi vì họ nghĩ rằng đó là chất bẩn. Thực sự ráy tai rất tốt vì nó giúp bảo vệ phần bên trong tai, nhờ đặc tính kháng khuẩn và giúp nước có thể trượt ra khỏi ống tai một cách dễ dàng.
Ráy tai tự có thể thoát ra bên ngoài cùng với vi khuẩn và tế bào da chết. Mỗi khi bạn tắm, nước làm ráy tay bong ra một ít, giúp nó thoát ra ngoài theo cách của riêng mình. Thậm chí khi bạn nói chuyện, nhai hoặc di chuyển hàm cũng là một cách để làm ráy tai bong ra.

Tăm bông làm hại đôi tai
Trong một số trường hợp, một người có thể có quá nhiều ráy tai, có thể ảnh hưởng đến thính giác của họ và làm cho họ đau đớn. Điều này có thể dễ dàng giải quyết bằng việc đến gặp một bác sĩ tai mũi họng – người có thể giúp lấy ráy tai của bạn ra một cách nhanh chóng và không đau.
Mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt lại bên trong.
tac-hai-cua-thoi-quen-ngoay-tai.jpg1
Hơn nữa, màng nhĩ của bạn là một màng mỏng cực kỳ tinh vi ở phần cuối của ống tai. Khi hăng hái ngoáy, bạn có thể vô tình đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó. Màng nhĩ có thể vỡ với ngay cả với áp lực nhỏ của một que bông gòn, gây cho bạn rất nhiều đau đớn và thậm chí có thể mất thính giác. Màng nhĩ bị vỡ cuối cùng có thể lành lại, nhưng phải mất thời gian và gây cho bạn rất nhiều đau đớn.
Nhiễm khuẩn
Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai – đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn.  Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Đặc biệt, với những người thường xuyên dùng dụng cụ kim loại để lấy ráy tai thì còn có thể gây ra chứng chảy máu tai do rách da ống tai.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề.
Những điều cần biết khi ngoáy tai:
Theo các chuyên gia tai mũi họng, trong bất kỳ tình huống nào, mọi người cũng không nên ngoáy tai.
Sau đây là một số điều cần chú ý khi ngáy tai:
– Nếu ngứa tai, có thể giảm ngứa bằng cách dùng tay xoa nắp tai nhiều lần.
– Khi đi tắm hay đi bơi, nên cố gắng không để nước vào tai. Khi tai có nước, nên cố gắng chịu đựng để nước tự bốc hơi theo sự đào thải tự nhiên của cơ thể.
– Nếu cảm thấy nặng tai hoặc có vật lạ lọt vào, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Không được ngoáy tai vì điều này có thể gây tổn thương tai.
– Nếu thấy ngứa tai không thể chịu đựng được hoặc có biểu hiện bất thường cũng nên đi khám bác sĩ.
– Không nên dùng các thuốc tiếp xúc trực tiếp với tai mà không rõ nguồn gốc.
– Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai thì nên lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút. Nước sẽ bị bông khô tự động hút hết chứ các ấy không nên lau chùi nhiều.
– Tuyệt đối không dùng những vật sắc nhọn như tăm xỉa răng, kẹp tóc… để ngoáy vì dễ gây trầy xước, chảy máu.
tac-hai-cua-thoi-quen-ngoay-tai.jpg2
SHARE

3009

Đam mê với web và lập trình, thích viết và chia sẻ, nghiện cà phê và xăm mình, hứng thú với nhạc dân ca và nhạc không lời.

    Blogger Comment
    Facebook Comment